Tổ Quốc -Danh Dự -Trách Nhiệm

Nam Nhân- Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Tuesday, January 20, 2009

TUỔI TRẺ VIỆT NAM CÓ ÂN OÁN GÌ VỚI QUÁ KHỨ KHÔNG? (Hoang Duy Hung)





TUỔI TRẺ VIỆT NAM CÓ ÂN OÁN GÌ VỚI QUÁ KHỨ KHÔNG?

Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)

Nhân có bạn đọc gửi cho chúng tôi "THƯ NGỎ" của ông Phạm ngọc Trung, thay mặt Ban Chấp Hành Trung Ương PTQDVNHĐ, viết tại Houston (Mỹ) và gửi lên các Diễn đàn, và đặt nhiều câu hỏi xung quanh nội dung cũng như lý do xuất hiện lá thư này.

Chúng tôi xin phép chia sẻ ý kiến như sau:

THỨ NHẤT: Về việc tổ chức này có lãnh tụ là Ls Hoàng duy Hùng, đương kim chủ tịch Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở Houston, mà gần đây Ls Hùng đã tự tiện nhân danh Chủ tịch Cộng đồng người Việt chúng ta ở Houston để thương khóc "Con chó già Hoàng minh Chính", như vậy có thể thấy đây là một tổ chức "đấu tranh Cuội" như đồng bọn Hoàng minh Chính không? Hơn nữa, phương pháp đấu tranh lại trong "hòa bình" và "ổn định" với Việt cộng độc tài thì có khác nào "tay không vào rừng dụ khị chó sói thành chó nhà"? Phải chăng tổ chức này có "nhiệm vụ đoàn ngũ hóa tuổi trẻ để lèo lái họ CHUNG SỐNG HÒA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH với Việt cộng độc tài bán nước, giết dân"? Hơn nữa, Ls Hùng là người bị nhiều người vạch mặt là "thứ dzổm", mà gần đây nhất là quyển sách "Thế lực đen" của bà Nguyễn thị Ngọc Hạnh, ở Paris.

Về những câu hỏi trên, chúng tôi thấy đã có nhiều người góp ý, hay nói chính xác hơn, là nhiều cây bút có uy tín đã viết hàng trăm bài. Thực sự chúng tôi còn thiếu nhiều thông tin, so với các vị đó, cho nên chúng tôi xin phép được trả lời vào một dịp thích hợp và cần thiết.

THỨ HAI: Về câu viết trong "Thư Ngỏ" của Phạm ngọc Trung rằng: "Chúng tôi đa phần là những người trẻ không có ân oán gì của quá khứ nhưng rất tha thiết với sự hưng vong của Dân Tộc Việt Nam.", quý bạn đọc có đặt câu hỏi là:

"Vậy tuổi trẻ VN CÓ hay KHÔNG CÓ ân oán gì của QUÁ KHỨ?"

Chúng tôi xin phép được chia sẻ ý kiến với quý bạn đọc như sau:

Với lý luận biện chứng thì Quá khứ, Hiện tại và Tương lai bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với nhau.

Người ta chỉ tách ra vì muốn nghiên cứu được chi tiết hơn mà thôi. Cũng như khi còn là học trò, chúng ta được dạy rằng, thân thể chúng ta được chia làm ba phần: đầu, mình và tứ chi. Nếu tách riêng như vậy thì chỉ để tiện cho việc nghiên cứu. Còn thực tế thì ba bộ phận đó vẫn là một thể thống nhất. Nếu CẮT ra từng phần thì làm sao còn sống mà Thành Lập Tổ Chức để "tha thiết với sự hưng vong của Dân Tộc Việt Nam", như tác giả "Thư Ngỏ" là Phạm ngọc Trung, đã hạ bút!

Một thí dụ khác. Thông thường trong một gia đình VN có BA thế hệ cùng tồn tại: ông bà, cha mẹ, các con. Trong mỗi nhà cũng thường có: bàn thờ ông bà, tổ tiên, vợ chồng chủ nhà và các con. Tất cả đều là tượng trưng cho Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Đi làm việc cũng bị đòi phải khai: Cha Mẹ (là Quá khứ), Bản thân (là hiện tại) và Các con (là tương lai).

Nêu lên như vậy để chia sẻ với quý bạn đọc là từ lý luận đến thực tế hàng ngày, không ai lại tách Quá khứ,Hiện tại và Tương lai ra, ngoại trừ có một dụng ý nào đó riêng biệt.

Không biết tác giả Phạm ngọc Trung có tự đặt câu hỏi rằng: Tại sao lại " rất tha thiết với sự hưng vong của Dân tộc Việt Nam" mà không đi lo cho dân Congo hay Miến điện??? Tại sao lại bỏ công sức để lập "Phong trào Quốc dân VN hành động" mà không lập "Phong trào Quốc dân Tây tạng Hành động"??? và v.v… Chắc tác giả Phạm ngọc Trung cũng giống lãnh tụ "Phong trào" là Ls Hoàng duy Hùng, đã và đang là công dân Mỹ, làm sao lại lo cho"Dân Tộc VN" ở tận bên kia bờ đại dương? Mà lại còn tha thiết nữa chứ đâu phải lo để lấy tiếng hoặc tiêu khiển thời gian trong khi kiếm việc làm!

Đặt câu hỏi như trên để thấy là, những người gia nhập cái tổ chức PTQDVNHĐ, nếu chấp nhận rằng "không có ân oán gì của quá khứ" thì thật ĐÁNG BUỒN. Chúng tôi được biết, hình như chỉ có ông Paul Thanh (lấy chị gái của Ls Hùng), từng là phó chủ tịch của tổ chức PTQDVNHĐ là học lực còn kém, ngoài ra nhiều vị khác đều được học khá, thành luật sư, kỹ sư… vậy mà trình độ lý luận sơ đẳng cũng không rành, hai vế trong một câu, biểu lộ lập trường chính trị vừa MƠ HỒ, vừa MÂU THUẪN như thế thì không biết cái tổ chức PTQDVNHĐ này sẽ nắm tay nhau đi đến vô định chăng?

Là công dân Mỹ, làm sao lại "RẤT tha thiết với sự hưng vong của Dân Tộc VN"? Bởi vì quý vị đó biết rằng mình là Mỹ GỐC VIỆT. Nhận ra gốc gác của mình, nhận ra trách nhiệm bản thân đối với hưng vong của dân tộc, có nghĩa là chấp nhận QUÁ KHỨ, chấp nhận CHỊU ÂN của tổ tiên người Việt chúng ta, đã đổ bao xương máu để tạo dựng ra Đất Nước VN với các truyền thống văn hóa và lịch sử có tính đặc thù, phát triển song song với truyền thống văn hóa và lịch sử của các dân tộc khác trên hành tinh này.

Tổ tiên chúng ta phải rất nhiều thế hệ, đổ máu xương để có thể trao cho chúng ta từng tấc đất. Đổ máu xương vì quá trình xây dựng đất nước, tổ tiên chúng ta phải đương đầu với biết bao thế lực xâm lược, CÂU KẾT với những tên việt-gian bán nước cầu vinh. Vì thế nên càng biết ơn tổ tiên ta có công dựng nước bao nhiêu thì càng phải biết OÁN những quân việt-gian bán nước, ít nhất cũng là bấy nhiêu.

Loài người nói chung, loại trừ lũ câu kết với quân xâm lược để bán nước, ở mọi thời đại lịch sử, khác với cầm thú ở chỗ: Chỉ có NGƯỜI mới biết ĐỀN ÂN BÁO OÁN.

Ông cha ta đã dạy rằng: "CÓ ÂN PHẢI BIẾT ĐỀN, CÓ OÁN PHẢI BIẾT TRẢ, NHƯ THẾ MỚI NÊN NGƯỜI". Như thế có nghĩa là chỉ có CHÓ, GÀ mới không có ÂN OÁN mà thôi. Một người nào đó nuôi một con chó cái, đẻ ra đàn chó con. Người đó ăn thịt con chó mẹ. Lũ chó con đâu có OÁN kẻ giết mẹ chúng, vì chúng không coi là chịu ÂN của chó mẹ. Chúng vẫn trung thành với chủ. Gà cũng vậy. Gà mẹ bị chủ cắt tiết còn đang dãy chết, nhưng nếu chủ vứt ra nắm gạo là lũ gà con vẫn nhào tới giành ăn với nhau.

Và, thử tưởng tượng xem, dù lũ chó con và lũ gà con đó có sống trong "Hòa Bình" và "Ổn Định" với chủ thì sớm muộn cũng bị cảnh "gà xé phay bóp gỏi", "chó riềng mẻ nhựa mận".

Bài học về "hòa giải, hòa hợp", "trong hòa bình, trong ổn định" với tập đoàn việt-gian-cộng-sản của các bậc tiền bối hoạt động chính trị còn đó, như các cụ Vũ hồng Khanh, Nguyễn hải Thần, Nguyễn tường Tam…, rồi các vị như Lm Chân Tín, Lm Nguyễn ngọc Lan hãy còn nóng bốc khói đấy (cũng may Nguyễn ngọc Lan còn nhanh tay vớt vát được tí vợ cho biết trọn vẹn mùi đời!). Chỉ vì coi thường QUÁ KHỨ nên mới cả tin nghe theo tên đặc công đỏ Bùi Tín mà rủ nhau "làm chính trị tắt", tuyên bố "không ân oán gì với quá khứ", khác gì Bùi Tín viết sách khuyên "quên quá khứ, xóa bỏ hận thù", cũng như quan điểm chính trị "Dân chủ Hóa VN trong Hòa Bình và Ổn Định" giống kiểu đặc công đỏ Bùi Tín vạch ra cho hải ngoại là "Chính quyền VNCH bất tài nên THUA cộng sản ", "Quân lực VNCH các tướng lãnh từ lính khố xanh, khố đỏ do thực dân Pháp đào tạo, nên khó có thể đội cho tính chính nghĩa", và "cờ Vàng thì theo chân lính thực dân Pháp bắn giết nhân dân VN (trong đó có mẹ Bùi Tín)" và Bùi Tín viết rành rành rằng hắn không chấp nhận lá cờ Vàng. Rồi Tín huênh hoang: "cờ đỏ sao vàng được cả thế giới công nhận", hải ngoại cần thiết thực là lập ra 4 quỹ tình thương gửi về nước để làm từ thiện. Trong đó có quỹ cứu trợ thương binh nặng và vừa của việt-gian-cộng-sản. Và mỗi người đóng một ngày lương trong tháng cho 4 quỹ nói trên.

Báo động cho mọi người biết nhiệm vụ đặc công đỏ của Bùi Tín, nhưng vẫn còn một số nào đó, vì uẩn khúc bí mật gì đó vẫn tôn thờ lời dụ khị của Tín, và hoạt động chính trị theo phương hướng Bùi Tín chỉ dẫn cho, từ ngày gọi là "tị nạn" của hắn. Loại trừ lũ nằm vùng và các đảng phái, tổ chức ma trơi ra, thì không kể. Còn các bạn trẻ, vì thiếu kinh nghiệm về việt-gian-cộng-sản, xin hãy đọc lại những điều Bùi Tín đã viết, sẽ thấy rằng, hắn đã lèo lái hải ngoại đi theo lộ trình mà bây giờ chính là nội dung của nghị quyết 36 của việt-gian-cộng-sản đấy!!!

Chúng tôi xin phép được chia sẻ ý kiến như trên với quý bạn đọc. Bây giờ xin được trả lời về một câu hỏi khác, liên quan đến việc "Thư của ông Phạm đình Cung (có nick name từ trước 1975 là " Cung củ đậu ") tố cáo các ông Ngô Kỷ, Đoàn Trọng… và những người biểu tình tự phát là thiếu tôn trọng anh linh 5 vị tướng tuẫn tiết anh hùng của chúng ta, trong vụ báo Người Việt nhiều lần hạ nhục Quốc kỳ của người Việt tị nạn việt-gian-cộng-sản.

Dù có lú lẫn đến đâu thì người Việt tị nạn chân chính cũng biết, không phải vì bảo vệ sự tôn trọng với các vị tướng anh hùng của chúng ta, mà ông "Cung củ đậu" lên tiếng, mà là BẢO VỆ Cty Báo Người Việt mà thôi, giống hệt Chu tất Tiến và Phan nhật Nam liều mạng cứu cái bí mật nằm vùng của Đỗ ngọc Yến.

Nếu quả trong người ông "Cung củ đậu" còn nghĩ, dù chỉ bằng cái vảy móng tay thôi, đến sự kiêu hùng của các vị tướng đó, thì thời gian ở tù tại nhà tù việt-gian-cộng-sản đã không hèn hạ làm một tên trật tự ác ôn ở trại Z30D. Nếu không có lòng nhân ái của vị trung tá dù đàn anh xin cho thì cái ngày anh em K1 cướp trại đã nhận ông chết chìm trong bể nước rồi. Mong ông làm ơn nhớ lại QUÁ KHỨ một chút, để khỏi sai lầm lần nữa.

Mọi người nghĩ là "sông có khúc, người có lúc", thêm nữa nghĩ rằng dù sao cũng từng chung chiến hào nên có thể "xóa bỏ hận thù, hòa giải hòa hợp" nên im tiếng để ông tự giác hối lỗi. Nay thấy ông vẫn "ngựa theo đường cũ" nên buộc lòng phải nhắc nhở ông để đừng tự tách ra khỏi tôn chỉ của QLVNCH.

Chúng ta sẽ vẫn là "huynh đệ chi binh" nếu ông gia nhập chính nghĩa để lật mặt lũ việt-gian-nằm vùng.

Cuối cùng chỉ xin chia sẻ với quý bạn đọc rằng: Muốn làm chính trị thì phải học lịch sử chính trị (ngoài các yêu cầu khác). Phải phân biệt rõ Bạn, Thù và Ta.

Một tổ chức chính trị mà XÓA BỎ QUÁ KHỨ thì CHẮC CHẮN KHÔNG THỂ CÓ TƯƠNG LAI.


Anh-quốc, ngày 18 tháng 8 năm 2008

Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)

---------------------------------------------------------------------

Lời lẽ hung hăng !

Houston – Theo Thông Cáo Báo Chí của Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận gởi ra trước 3 tuần triệu tập một phiên họp Khoáng Đại của Cộng Đồng, đồng hương đến Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 11/1/2009 để họp bàn và biểu quyết các vấn đề quan trọng của Cộng Đồng trong năm 2009.

Sau nghi thức chào cờ và phút mặc niệm, đồng hương bầu Chủ Tọa Đoàn gồm quý ông Trương Như Phùng, Peter Trần Dzũng, Nguyễn Gia Bảo, và Hoàng Duy Hùng.

Chủ Tọa Đoàn tuyên bố không đủ 200 đồng hương tham dự hoặc 1/10 cử tri đã bỏ phiếu nên Đại Hội Khoáng Đại bầu tu chính Điều Lệ & Nội Quy không đủ túc số. Mọi người tham dự đồng ý chuyển danh xưng phiên họp thành Đại Hội Đặc Biệt của Cộng Đồng. Quý đồng hương sau đó biểu quyết chương trình nghị sự gồm có: 1. Báo cáo sinh hoạt và tài chánh của Cộng Đồng năm 2008; 2/ Thành lập Ủy Ban Tài Chánh; 3/ Bầu Trưởng Ban Chào Cờ Tân Niên ngày 25/1/2009; 4/ Bầu Trưởng Ban Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; 5/ Bầu Trưởng Ban 30/4; 6/ Bầu Ban Tổ Chức Hội Chợ Tết Năm 2009.

Ls. Hoàng Duy Hùng thay mặt cho Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng báo cáo sinh hoạt năm 2008. Bản báo cáo này được in ra nhiều bản phân phối đến các đồng hương. Sau đó, Thủ Quỹ Cavatina Trương Khanh trình bày tổng quát chi thu của Cộng Đồng trong năm 2008. Bản Chi Thu chi tiết trong năm 2008 được in ra thành nhiều bản phân phối đến quý đồng hương để tiện theo dõi.

Sau phần báo cáo của Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng, đồng hương biểu quyết chọn 10 người vào Ủy Ban Tài Chánh do cựu Đại Tá Trương Như Phùng làm trưởng ban cùng với sự hỗ trợ của quý cơ quan truyền thông như bà Trần Kim Vy báo Đẹp, ông Phạm Thông báo Con Ong, ông Hoàng Bách Đài Tiếng Nước Tôi, ông Hồ Sắc, Lương Y Lê Thị Thu Cúc, v.v. Ủy Ban Tài Chánh gồm 10 người, trong những ngày tháng tới sẽ họp và sẽ đưa ra những kế sách tạo nguồn lợi tức cho Cộng Đồng.

Trong lúc họp, các đồng hương ghi danh một danh sách đóng tiền hàng tháng dài hạn, người $20, kẻ 100, và ông Phạm Công ghi danh đóng hàng tháng $1000 và ông gởi ngay tấm ngân phiếu $12,000 cho nguyên một năm.

Sau đó, quý đồng hương biểu quyết ông Hồ Sắc làm Trưởng Ban Thượng Kỳ Tân Niên tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng ngày 25/1/2009. Cộng Đồng có tổ chức bữa tiệc tân niên ngay tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 25/1/2009. Mỗi người một món mang lại để cùng chung vui trong sinh hoạt Cộng Đồng.

Kế tiếp, đồng hương bầu ông Lưu Quý Tùng làm Trưởng Ban Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Luật sư Hoàng Duy Hùng làm Trưởng Ban Tổ Chức 30/4, và Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng làm Ban Tổ Chức Hội Chợ Tết Năm 2010.

Phiên họp chấm dứt vào lúc 4giờ 15, sớm hơn chương trình nghị sự./.

Sau đây đính kèm là bản báo cáo sinh hoạt năm 2008 ngay trong phiên họp, xin nhờ quý cơ quan truyền thong phổ biến và xin nhờ quý vị chuyển trên các diễn đàn cũng như các email riêng để quý đồng hương nắm rõ sinh hoạt của Cộng Đồng Houston.

Vietnamese Community of Houston & Vicinities Inc

Cộng Đồng NVQG Houston & Phụ Cận

7100 Clarewood Dr.

Houston TX 77036

Tel. 713-272-8624

Ngày 11/1/2009

Báo Cáo Sinh Hoạt năm 2008

Trong Phiên Họp Đại Hội Đặc Biệt 11/1/2009

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, Hội Đồng Giám Sát, quý đảng phái, quý hội đoàn, quý cơ quan truyền thông, quý vị trưởng thượng, quý bạn trẻ, quý thân hào nhân sĩ, và quý đồng hương:

Theo thống kế dân số của chính phủ Hoa Kỳ năm 2006, người Việt sinh sống tại Hạt Harris khoảng 83 ngàn người. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng con số này đã gia tăng nhiều và hiện nay người Việt tại Houston & Các Vùng Phụ Cận có trên 100 ngàn đồng hương. Con số này vào đầu tháng 1 năm 2009 báo Houston Chronicle là một tờ báo lớn nhất tại địa phương cũng đồng ý như vậy. Nhiều người cho rằng có thể người Việt sinh sống ở Houston & Phụ Cận lên tới trên 150 ngàn; điều đó, cho tới giờ phút này Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng chưa có một cơ sở vững chắc hay một bản thống kê chính thức.

I. Cơ Chế:

Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận Nhiệm Kỳ Năm 2008 – 2011 được bầu lên vào tháng 11 năm 2007.

Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng có 11 thành viên: 1. Ls. Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch; 2/ Đông Y Sĩ Nhất Nguyễn, Phó Chủ Tịch Nội Vụ; 3/ Bác Sĩ Trần Văn Thuần, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ; 4/ Nghệ Sĩ Viễn Phương, Tổng Thư Ký; 5/ Cô Cavatina Trương Khanh, Thủ Quỹ; 6/ Ls. Teresa Ngọc Hoàng, cố vấn pháp luật; 7/ Bác sĩ Kìm Anh, Ban Kế Hoạch; 8/ Kỹ sư Francis Bùi, Ban Dòng Sinh Hoạt Chính; 9/ Cô Đỗ Tú Uyên, Ban Dòng Sinh Hoạt Chính, 10/ Cô Phạm Uyên Quân, Ban Giới Trẻ và Thể Thảo; và 11/ Cô Annie Trịnh, Ban Giới Trẻ và Thể Thao.

Cơ chế của Cộng Đồng đương nhiệm có Hội Đồng Giám Sát gồm 7 thành viên: 1. Ông Peter Trần Dzũng, Chủ Tịch, 2. Đại Tá Nguyễn Văn Nam, Cố Vấn; 3. Nhà văn Trần Kim Vy; 4. Ông Hoàng Bách (Đài TNT); 5. Ông Vân Đình; 6. Ông Nguyễn Quốc Bình (Đài SBTN); và, 7. ông Bùi Ngọc Tuyền. Hội Đồng Giám Sát có nhiệm vụ trông coi không để cho Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng làm sai trái những điều khoản trong Đỉều Lệ và Nội Quy của Cộng Đồng.

Hiện nay Cộng Đồng chưa có Hội Đồng Cố vấn hoặc Hội Đồng Chấp Hành.

II. Bản Chất và Tài Khoản:

A. Bản Chất: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận được thành lập năm 1983 với một cơ chế là một tổ chức vô vị lợi (non-profit organization) hoạt động theo đúng quy định của Bộ Luất Thuế Liên Bang 501(c)(3).

Vì là một tổ chức vô vị lợi nên Cộng Đồng không phải là một chính quyền, không phải là một tổ chức hay đảng chính trị, không được hoạt động chính trị, nhưng có quyền có thái độ chính trị. Cộng đồng không được hoạt động, vận động, hay gây quỹ cho một ứng cử viên hay một đảng chính trị vì đó là sinh hoạt chính trị. Tuy nhiên, Cộng đồng có thái độ chính trị là dứt khoát không chấp nhận cơ chế và chủ nghĩa cộng sản. Cộng đồng có thái độ chính trị là cổ suý cho tự do và nhân quyền ngay tại Hoa Kỳ và ở Việt Nam.

Vì là một tổ chức vô vị lợi, cộng đồng không thu thuế của ai, không có quyền áp đặt quan điểm trên bất cứ một cá nhân hay một tổ chức. Mọi chuyện, Cộng đồng chỉ có quyền hỗ trợ hay góp ý hoặc điều hợp mà thôi. Ngay cả các thành viên trong Cộng Đồng, ai thương thì đến giúp Cộng Đồng, ai ghét đánh phá Cộng Đồng thì Cộng Đồng cũng chịu. Vì không có lương bổng và không có quyền lực nên tất cả sự điều hợp của cộng đồng dựa trên ý thức và tình nguyện của quý đồng hương.

B. Tài Khoản: Từ 25 năm qua, Cộng đồng không có cơ sở thương mại để có nguồn thu nhập. Hiện nay, Cộng đồng chưa có một ngân khoản tài trợ nào của chính phủ các cấp hay của bất kỳ một công ty nào. Nguồn thu nhập chính yếu của Cộng đồng là sự hy sinh của Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng và các đóng góp của quý đồng hương.

III. Các Sinh Hoạt Trong Năm 2008:

Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng hàng tuần họp 1 lần, nhiều khi 2 lần 1 tuần để bàn thảo và biểu quyết các sinh hoạt của Cộng Đồng. Tất cả các phiên họp đều có biên bản. Trước hoặc sau khi họp Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng, cá nhân Hoàng Duy Hùng đều gọi điện thoại đến ông Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Peter Trần Dzũng để xin ý kiến hoặc báo cáo ngõ hầu Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng không làm gì sai trái với Điều Lệ và Nội Quy.

Lễ Bàn Giao hội đồng đại diện cũ và mới được tổ chức vào đầu tháng Giêng năm 2008. Hội đồng đại diện cũ do ông Đỗ Minh Đức làm chủ tịch trao lại cho Hội Đồng Đại Diện mới với khoản nợ $40,000.00 và 3 tháng tiền nhà khoảng $4000.00. Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng mới tuyên bố chỉ nhận trách nhiệm 3 tháng tiền nhà, không nhận trách nhiệm các số nợ hay số lời trong tài khóa nhiệm kỳ trước.

Dầu không có ngân khoản trợ cấp của chính phủ, của các công ty hay của bất kỳ một cá nhân nào, do sự hy sinh của Hội Đồng Đại Diện và của quý đồng hương, trong năm 2008, Hội Đồng Đại Diện đã làm các công việc sau đây:

A. Tích Cực:

1. Tháng Giêng 2008, tổ chức Lễ Ra Mắt Tân Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng với hơn 1000 quan khách Mỹ Việt và các cộng đồng bạn, gây một tiếng vang và uy tín rất tốt cho Cộng Đồng trong chính giới Hoa Kỳ.

2. Hỗ trợ và tham gia các cuộc biểu tình liên tục trong tháng 1 và tháng 2 trước Tổng Lãnh Sự Quán Trung Cộng chống Trung Cộng xâm lăng Việt Nam và Cộng Sản Việt Nam bán nước do Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia cũng như do các sinh viên tổ chức.

3. Phối hợp chung 5 cộng đồng tại Texas gồm có Austin, San Antonio, Dallas, Forth Worth và Houston để 5 Cộng Đồng có tiếng nói thuần nhất trong dòng sinh hoạt chính cũng như trong các công việc hỗ trợ dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

4. Tham gia hầu hết các buổi tất niên và tân niên của các hội đoàn ái hữu trong Cộng Đồng.

5. Hỗ trợ và tham gia Hội Thảo Trường Sa và Hoàng Sa do Hội Ái Hữu Hải Quân tổ chức vào tháng 2 với khoảng 700 người tham dự nói lên sự anh dũng hy sinh của Hải Quân VNCH và tội ác CSVN cắt đất dâng biển cho Trung Cộng.

6. Phối hợp và hỗ trợ tổ chức 40 năm Mậu Thân Lên Án Tội Ác Cộng Sản Việt Nam vào tháng 2 và hàng ngàn đồng hương tham dự.

7. Đầu tháng 2/2008, họp Bàn với thành phố Houston và Ủy Ban Á Châu giải quyết vụ Trung Quốc muốn thành lập China Town ngay trên đường Bellaire để rồi mọi bên cùng đồng thuận sẽ không gọi là China Town nữa, mà có thể gọi là Asian Town ngõ hầu tạo một sự hài hòa trong cộng đồng Á Châu.

8. Tham gia giúp giải quyết vấn đề đau lòng của các cụ già Việt Nam trong chung cư Bellerive bị cháy mà chính phủ không giải quyết tận tình. Với sự tham dự này, cuối cùng chính quyền đã đáp ứng nguyện vọng của các cụ.

9. Một số vị trong Hội Đồng Đại Diện Cộng đồng ứng tiền trước và vay ngân hàng do dùng tài sản riêng để thế chấp ngõ hầu mua Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng ở một địa điểm sát gần Bellaire thuận lợi cho quý đồng hương, 7100 Clarewood Dr., Houston TX 77036. Tổng cộng số tiền mua và sửa chữa cho một trung tâm rộng lớn 5000 sqf là $750,000.00. Hiện nay Cộng Đồng còn nợ ngân hàng $400,000 có tiền lời khoảng $2200 một tháng, nợ quý ân nhân trong Cộng Đồng (trong đó đa phần là các thành viên của Hội Đồng Đại Diện) $200,000 không lấy tiền lời. Chính nghị viên Sue Lovell đã phát biểu “không ai nói chuyện với một người vô gia cư. Một cộng đồng không có trung tâm sinh hoạt cộng đồng sẽ khó được sự kính trọng và giúp đỡ. Sau 25 năm thành lập, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận đã đi nước cờ đầu tiên cách đúng đắn để tạo dựng nền tảng xây dựng cộng đồng lớn mạnh và vững chắc.” Tháng 3 năm 2008, Cộng đồng tổ chức Lễ Khánh Thành Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng với trên 1000 quan khách Việt Mỹ tham dự trong một bầu không khí trang trọng, vui tươi, năng động và hài hòa. Đồ ăn thức uống gồm cả bia rượu hôm ấy do quý đồng hương đóng góp mỗi người một món nhiều đến độ có nhiều phần dư được “to go.” Cộng đồng có 2 cột cờ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cao 70 feet đi xa lộ 59 có thể trông thấy được tạo một ấn tượng hãnh diện cho người Việt sinh sống tại Houston.

10. Tổ Chức Lễ Giỗ Hùng Vương cách linh đình trang trọng do Đại Tá Nguyễn Văn Nam làm Trưởng Ban Tổ Chức vào ngày rằm tháng 3 năm 2008.

11. Tổ Chức Lễ Vinh Danh Khối 8406 trong tháng 3 cách uy nghi và trọng thể.

12. Phối hợp và hỗ trợ cho cựu Đại Tá Trương Như Phùng tổ chức Ngày 30/4 với nhiều ngàn người tham dự.

13. Phối hợp với văn phòng Dân Biểu Liên Bang Nick Lampson vào đầu tháng 5 để vinh danh các nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam.

14. Phối hợp và hỗ trợ các phật tử tổ chức Lễ Vinh Danh Nhị Vị Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ nhân Lễ Phật Đản 18/5, khoảng 1200 người tham dự với sự vinh danh long trọng của Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ do Dân Biểu Liên Bang Khu Vực 9 Al Green tường trình và vinh danh.

15. Họp Đại Hội Khoáng Đại thành lập Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Chống Cộng Sản do đông y sĩ Cảnh Thiên làm chủ tịch để chống chuyến đi của Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Houston cũng như ngăn chận việc thành lập Tòa Tổng Lãnh Sự CSVN tại Houston.

16. Điều hợp phái đoàn Houston khoảng 50 người tham dự Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế ở New York, tặng Ban Tổ Chức Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế $1000. Sau đó, Cộng Đồng Houston về Washington tham dự cuộc biểu tình chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến Tòa Bạch Ốc.

17. Houston tổ chức phản đối Thủ Tướng CSVN đến Galleria với nhiều ngàn người tham dự, trong đó rất nhiều người trẻ bỏ công ăn việc làm tham gia gây một ấn tượng tốt đẹp cho Cộng Đồng. Ông Phạm Công đã bỏ khoảng 27 ngàn Mỹ Kim hỗ trợ cho Ủy Ban Phối Hợp Chống Cộng Sản đăng nhiều bài trên báo Houston Chronicle nói lên nguyện vọng và nguyên do tại sao Cộng Đồng Người Việt ở Houston chống Cộng Sản. Từ đó đến nay, Houston Chronicle đăng nhiều bài trên trang nhất các sinh hoạt của Cộng Đồng, nhất là các quan điểm chống Tòa Tổng Lãnh Sự. Báo Houston Chronicle mở màn cho các đài truyền hình như đài 11, đài 13, đài 26 và đài 39 liên tục trình chiếu các sinh hoạt của Cộng Đồng.

18. Tháng 8, bão Gustav đánh vào Louisiana, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Phụ Cận mở rộng cửa Trung Tâm cùng phối hợp với Hội Văn Hóa Khoa Học cứu giúp rất nhiều đồng hương từ Louisiana. Cộng Đồng giúp cho các nạn nhân điền đơn xin sự trợ giúp của chính phủ.

19. Giáo dân trong các giáo xứ ở Tổng Giáo Phận Houston & Galveston hành hương Ngày Thánh Mẫu ở Missouri bị tai nạn xe, 17 người tử thương và 34 người bị thương tích. Cộng đồng tham dự các lễ tang, thăm viếng, hỏi han, an ủi các gia đình nạn nhân. Cộng Đồng mở chương mục cứu trợ, tất cả số tiền đóng góp trên 10,000 Mỹ Kim đã chuyển giao sang thày sáu Nguyễn Phẩm, thủ quỹ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Houston & Galveston để giúp gia đình các nạn nhân. Sau đó, Cộng đồng phối hợp cùng gia đình các nạn nhân để đi Sherman nơi xảy ra tai nạn để cám ơn chính quyền địa phương, các nhà thương, các thiện nguyện viên. Cùng với các gia đình nạn nhân, cộng đồng gắn bia tưởng niệm ngay tại chỗ bị tai nạn. Cộng Đồng cũng gặp gỡ Thượng Nghị Sĩ John McCornyn, dân biểu Sheila Jackson Lee, v.v. để vận động những đạo luật cứu trợ cho các gia đình nạn nhân. Qua sự vận động và điều trần của Cộng Đồng, thành phố Houston tuyên bố thành lập Ngày Nạn Nhân Hành Hương Thánh Mẫu để chia xẻ vết thương của gia đình các nạn nhân.

20. Bão Ike đánh vào Houston vào tháng 9/2008. Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng không bị thiệt hại nặng, chỉ mất điện 1 tuần và bay mất 2 lá cờ. Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng thay 2 lá cờ Việt Mỹ mới, dài 15 feet ngang 12 feet. Các căn nhà của các vị trong Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng đều bị hư hại từ nhẹ đến nặng. Nặng như bác sĩ Trần Văn Thuần thì cả một cây cổ thụ bứng gốc ngã vào nhà, làm thiệt hại 70%. Văn phòng luật của Hoàng Duy Hùng bị thiệt hại 100% phải bỏ đi dọn về địa điểm mới ngay dưới phố. Dầu có nhiều thiệt hại, khi có điện, Cộng Đồng đã cùng với Hội Văn Hóa Khoa Học giúp cho các nạn nhân bão lụt Ike, giúp cho trên 500 gia đình trong thủ tục nộp đơn. Sau đó, phụ giúp cho chương trình của Đài Sài Gòn 900 AM, cộng đồng đến hỗ trợ và khích lệ quý đồng hương bị bão lụt nặng nề ở San Leon.

21. Đầu tháng 10 tham dự Lễ Tang và đặt vòng hoa cho cảnh sát viên Hoa Kỳ do một người Việt bị tâm thần lái xe tông chết để tạo một hình ảnh cảm thông giữa gia đình nạn nhân, người bản xứ, và người Việt.

22. Gây dựng Thư Phòng cho Cộng Đồng ngay tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng. Hiện nay thư phòng đã có một số sách, một số máy computer nhưng chưa đủ, Cộng Đồng rất mong những ai có sách có thể tặng cho Cộng Đồng để thư phòng của Cộng Đồng ngày càng thêm phong phú. Cộng Đồng đã mời được nhà thơ Túy Hà trong Văn Bút làm quản thủ thư phòng và ông đã đi đây đi đó xin cho Cộng Đồng một số sách rất có giá trị.

23. Họp bàn với Dân Biểu Liên Bang Al Green và thành phố nhiều lần về việc chống CSVN thành lập Tòa Tổng Lãnh Sự. Tháng 10 năm 2008, Dân Biểu Liên Bang Al Green họp Đại Hội Khoáng Đại với Cộng Đồng, khoảng 700 người tham dự, Dân Biểu Al Green tuyên bố sát cánh với Cộng Đồng trong công việc này, sẽ vận động để Quốc Hội Hoa Kỳ ra một Nghị Quyết hỗ trợ nhân quyền cho Việt Nam. Cộng Đồng đệ trình hơn 15 ngàn chữ ký của quý đồng hương chống việc thành lập Tòa Tổng Lãnh Sự CSVN tại nơi này. Phái đoàn Cộng Đồng vào họp với thành phố Houston, đệ trình hồ sơ và thỉnh nguyện thư hơn 15 ngàn chữ ký chống thành lập Tòa Tổng Lãnh Sự CSVN cũng như bàn nhiều kế hoạch khác để phát triển Cộng Đồng trong thành phố lớn hàng thứ tư tại Hoa Kỳ. Thành phố bổ nhiệm Ls. Teresa Ngọc Hoàng vào Ủy Ban Quốc Tế của thành phố. Sau đó, Dân Biểu Al Green viết một bản tường trình lên Quốc Hội Liên Bang và một thư phản đối thành lập Tòa Tổng Lãnh Sự CSVN tại Houston cho Bộ Ngoại Giao, lá thư này được loan tải cách rộng rãi trên các truyền thông Hoa Kỳ. Vì tinh thần tranh đấu chống Cộng cao độ của quý đồng hương, cho tới giờ phút này Cộng Sản Việt Nam chưa thể thành lập được Tòa Tổng Lãnh Sự tại Houston.

24. Tổ chức Lễ Bạc (25 năm) Thành Lập Cộng Đồng vào ngày 25/10 với khoảng 7 ngàn người tham dự và nhiều viên chức Hoa Kỳ đã có mặt. Anh Alex Trần Quang Vũ con trai của bác Trần Quang Vĩnh trong Hội Cảnh Sát Quốc Gia và Lực Lượng Đặc Biệt đã trúng giải độc đắc xe Acura đời 2009 trị giá $30,000.00 Anh Trần Quang Vũ đã nhận giải và đã hỗ trợ lại Cộng Đồng $2,000.00. Các lô trúng giải khác hầu như đã có người đến nhận. Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập Cộng Đồng đã gây được một tiếng vang lớn là Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận đang bắt đầu lớn mạnh và biết cách tham gia sinh hoạt dòng chính.

25. Phối hợp với Đài Truyền Hình ABC và Đài 13 vào cuối tháng 10 để tổ chức bữa ăn trưa với các hội đoàn trong cộng đồng ngõ hầu người Hoa Kỳ có một ánh nhìn rõ hơn về văn hóa và Cộng Đồng Việt Nam.

26. Cộng đồng tham gia vào các buổi lễ thắp nến cầu nguyện cho Giáo Xứ Thái Hà tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức với khoảng 4000 người tham dự.

27. Thành lập Hội Quán Dân Chủ do ông Nguyễn Hữu Thiết làm hội chủ để sinh hoạt hội thảo thời sự, nhân quyền, và xã hội hàng tháng ngay tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng ngõ hầu biết những diễn tiến của thế giới, nhất là tình hình nhân quyền tại Việt Nam cũng như những tội ác Cộng Sản Việt Nam cắt đất dâng biển cho Trung Cộng. Hội Quán Dân Chủ sinh hoạt vào ngày Chủ Nhật thứ hai của mỗi tháng.

28. Tổ chức các sinh hoạt ngay tại Trung Tâm Sinh Hoạt như Hội Võ Thuật Vovinam, câu lạc bộ bóng bàn, lớp dạy âm nhạc và đàn dương cầm do chị Thu Thủy chịu trách nhiệm, lớp dạy dưỡng sinh và bấm huyệt do Đông Y Sĩ Đỗ Nhuận điều hợp, lớp khai bảo lãnh di trú với giá tượng trưng, v.v.

29. Tham gia hầu hết các sinh hoạt của các hội đoàn và quan hôn tang tế để tạo một sự cảm thông hơn giữa Cộng Đồng và các hội đoàn với nhau.

30. Đến các trường Đại Học, Trung Học, và Tiểu Học để hạ cờ máu CSVN xuống vì nhà trường hiểu lầm cờ Đỏ Sao Vào đại diện cho người Việt. Cộng Đồng kiên nhẫn cắt nghĩa cho họ hiểu lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và sau khi họ hiểu họ liền vui vẻ treo cờ Vàng thay cho cờ Đỏ.

31. Điều phối chương trình phát thanh hàng tuần vào ngày Chủ Nhật lúc 3:30 trên làn sóng 1520 của Đài Little Sài Gòn và 12:10 thứ Tư đầu tháng trên Đài Sài Gòn 900 AM. Với sự giúp đỡ của anh Võ Đức Quang, Cộng Đồng đã có website đó là www.vnhouston.org Cộng đồng dự trù ra tờ báo Tiếng Nói Cộng Đồng, 2 lần 1 tháng, bắt đầu từ ngày 25/1/2009 để đăng các tin sinh hoạt và kế hoạch của Cộng Đồng, kính xin quý vị hỗ trợ bài vở, hình ảnh và quảng cáo.

32. Họp với Hội Đồng Giám Sát vào đầu tháng 12/2008 để báo cáo sinh hoạt và tài chánh cũng như thỉnh ý Hội Đồng Giám Sát triệu tập một Đại Hội Khoáng Đại chuẩn bị cho chương trình sinh hoạt của Cộng Đồng vào năm 2009.

B. Tiêu Cực:

Vì không ai trả lương cho Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng, tất cả các công việc đều là thiện nguyện, hầu như việc nào cũng móc tiền túi ra lo cho Cộng Đồng, và vì công việc của Cộng Đồng quá nhiều, nên Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng đã có những thiếu sót hoặc không thể hoàn tất những nhiệm vụ của mình được.

1. Cộng Đồng cố gắng giảng hòa sự rạn nứt giữa Liên Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH (gọi tắt là Liên Hội) và Tổng Hội QLVNCH (gọi tắt là Tổng Hội) nhưng không thành tựu. Tưởng cũng xin nhắc lại chính Đại Tá Trương Như Phùng đề nghị và chủ tọa phiên họp thành lập Liên Hội. Kính mong Đại Tá Trương Như Phùng tìm một phương thức để tạo sự đoàn kết giữa Tổng Hội và Liên Hội vì Đại Tá là một trong những vị sáng lập của cả hai.

2. Những dự trù đóng góp tài chánh của quý đồng hương cho Cộng Đồng không được như ý. Lúc đầu, vì nghĩ rằng đồng hương sẽ rộng tay trong công việc chung nên Cộng Đồng có những kế hoạch to lớn như tổ chức Lễ 25 Thành Lập Cộng Đồng, cuối cùng, trong buổi lễ này, tất cả tiền vé số và bảo trợ chỉ khoảng 83 ngàn trong khi đó chi phí khoảng 100 ngàn gồm những lô giải giá trị cao như xe Acura, 2 vé đi Âu Châu, 3 cây vàng, 1 cây vàng, v.v.

3. Cộng Đồng nộp hồ sơ xin tài trợ của chính phủ các cấp, họ trả lời cứu xét. Đây là lần đầu tiên chúng ta có trung tâm sinh hoạt, phải sau 2 hoặc 3 năm, sau khi đã tạo dựng được “uy tín” thì chính phủ các cấp mới đồng ý trợ giúp chúng ta. Do đó, trong 3 năm đầu tiên có trung tâm sinh hoạt cộng đồng là 3 năm khó nhất, vượt qua được ải này thì chúng ta mới có thế đứng tinh thần lẫn vật chất trong dòng sinh hoạt chính của người Hoa Kỳ.

4. Những phối hợp giữa Cộng đồng và các hội đoàn cũng chưa được chặt chẽ. Trong những ngày qua, nhiều hội đoàn trong Cộng Đồng thay đổi địa chỉ mà không thông báo hoặc không cập nhật với Cộng Đồng nên nhiều thư từ gởi ra bị trả về. Kính mong quý hội đoàn giúp Cộng Đồng trong việc cập nhất hóa địa chỉ, điện thoại, điện thư và email.

5. Một số vị đại diện trẻ trong Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng không xông xáo lắm trong các sinh hoạt tiếng Việt. Các vị này còn rất ngao ngán những cảnh tranh cãi nhau trong Cộng đồng nên thờ ơ hoặc lạnh chân.

6. Một vài đồng hương gọi vào đài hoặc email trên các diễn đàn điện tử “đánh” Cộng Đồng là Cộng Sản hoặc làm việc độc tài độc đoán mà không có bằng cớ. Coi lại trong danh sách những người này chưa đóng góp cho Cộng Đồng đồng nào hết. Họ cũng không tham gia các sinh hoạt của Cộng Đồng trong những năm qua. Cộng Đồng nhờ họ giúp đi hạ cờ máu trong các trường của Hoa Kỳ thì họ trốn nhưng họ lại chụp mũ cho Cộng Đồng là Cộng Sản trong khi đó Cộng Đồng hầu như tháng nào cũng đi đến các trường để hạ cờ máu CSVN xuống!

Chắc chắn Cộng Đồng có những khuyết điểm, Cộng Đồng lắng nghe góp ý của mọi người trong tinh thần tôn trọng và xây dựng. Những thư rơi thư rớt, những vận động đâm chọt hay những dựng chuyện rủa sả và vu khống có ác ý là hành phi phá nát tập thể Cộng Đồng chớ không phải có thiện ý xây dựng. Hơn nữa, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận có Hội Đồng Giám Sát, nếu Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng làm gì sai quấy mà quý vị góp ý không chịu sửa đổi, quý vị gởi thư đến Hội Đồng Giám Sát, yêu cầu điều tra và cần thì tổ chức Đại Hội để giải quyết vấn đề chớ không phải vận động những người ở nơi xa không biết gì về sinh hoạt Cộng Đồng Houston để tấn công Cộng Đồng. Nếu quý vị góp ý trong tinh thần xây dựng, quý vị làm cho Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng cảm phục và biết ơn vô cùng.

IV. Tài Chánh:

Mọi đóng góp cho Cộng Đồng từ $1 trở lên đều được cô thủ quỹ Cavatina Trương Khanh vào sổ và những ai đóng góp $500 trở lên đều được anh Viễn Phương cho khắc bảng vàng “cục gạch” ngay tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng.

Có 2 đợt đóng góp cho Cộng Đồng, đợt thứ nhất vào tháng 3 năm 2008 đồng hương đóng góp để giúp mua và tân trang sinh hoạt Cộng Đồng. Đợt này sự đóng góp khoảng 132 ngàn Mỹ Kim. Đợt thứ hai Cộng Đồng tổ chức Lễ 25 Năm, bán được khoảng 10 ngàn vé số và nhận một số bảo trợ, tổng cộng thu khoảng 82 ngàn Mỹ Kim. Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng được mua và sửa chữa khoảng 750 Mỹ Kim nên tiền thu không thấm thía gì. Riêng Lễ Bạc, tiền thu không đủ cho tiền chi, nhất là các giải trúng, Cộng Đồng còn lỗ khoảng 20 ngàn. Mỗi một tháng, Cộng Đồng phải chi phí tiền lời, tiền ngân hàng, tiền điện, thuế, bảo trì, nước, các sinh hoạt v.v., và các chi phí này đều trông chờ nơi sự đóng góp của quý đồng hương, kẻ 5 đồng người 10 đồng thì “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Xin quý vị xem bản báo cáo tài chánh chi thu từng ngày từng tháng trong năm 2008 của Thủ Quỹ Cavatina Trương Khanh được đính kèm và trao ra trong Đại Hội Đặc Biệt này. Tổng quát, hiện nay Cộng Đồng còn nợ ngân hàng $400,000, các vị ân nhân khoảng $200,000 không lấy tiền lời, và ngân sách của Cộng Đồng còn lại chỉ còn trên $7,000.

Trong tháng 12, Cộng Đồng quyết định bán tôm tươi, tôm từ thuyền bè ở vùng Vịnh Mexico, sau khi vớt xong, họ bỏ vào tủ đông, đưa về bến, không xả đá, Cộng Đồng đến lấy giá sỉ, cũng không xả đá, đem về nhờ các chị trong Hội Phụ Nữ phân từng bọc 5 lbs, tôm lớn 9-12, bỏ trong tủ đá, giá mỗi lbs $5.00, rẻ hơn các chợ. Chúng tôi thường gọi tôm này là tôm đi bộ vì nó chưa bao giờ xả đá, tôm vẫn tươi, dai và ngọt thịt giống y như sự khác biệt giữa gà đi bộ và gà công nghiệp. Mỗi một pound Cộng Đồng lời khoảng $1.50. Nhiều người cho rằng Cộng Đồng làm chuyện bán tôm chi cho mệt, nhưng giai đoạn đầu khó khăn, Cộng Đồng phải hy sinh thêm thời giờ vừa phục vụ đồng hương có tôm ngon mà mỗi tháng hy vọng kiếm vài ngàn để giúp trang trải các chi phí của Cộng Đồng. Nghề nào cũng cao quý miễn là làm ăn nghiêm chỉnh và đàng hoàng.

V. Đề Nghị:

Hiện nay cư dân Việt ở Houston càng ngày càng đông, các công việc liên đới với chính quyền địa phương, các hội đoàn, các ngày lễ, quan hôn tang tế, v.v. ngày càng tăng nhịp tốc, con số 11 người trong Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng không làm việc cho xuể.

Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng (Board of Directors) họp bàn đề xướng ra các sách lược chung, cần có Ban Chấp Hành gồm có Giám Đốc Điều Hành (CEO) và các ủy ban, trong đó Ủy Ban Tài Chánh rất quan trọng vì Ủy Ban này sẽ thi hành những kế sách tạo cho Cộng Đồng có lợi tức. Chúng ta phải tự lực cánh sinh thì chính quyền họ mới nể chúng ta, sau khi thấy chúng ta làm được việc, họ mới cứu xét trợ giúp cho một tay.

Xin kính báo và chân thành cám ơn sự lưu tâm và giúp đỡ của quý vị.

Trân trọng,

Ls. Hoàng Duy Hùng,

Chủ Tịch CĐNVQG Houston và Phụ Cận.

Monday, January 19, 2009

Hồn Việt UK online pv Chính Khí Việt 19-01-09


   

paltalk

  PalTalk.com , phương tiện truyền thông... muôn vẻ  

 

(Hồn Việt UK online phỏng vấn Chính Khí Việt)


ngay 19-01-09

Biến Động Miền Trung 4 ( Liên Thành)



Biến Động Miền Trung 3 ( Liên Thành)

Sunday, January 18, 2009

Audio Biến Động Miền Trung



Phần 1- Lời Giới Thiệu




Phần 2- Miền Trung HUẾ




Phần 3- Bàn Thờ Phật Xuống Đường





Phần 4- 1968 Mậu Thân - Huế Địa Ngục






phan 5 1968- Mậu Thân Ta và Địch





phan 7- 1968 Mậu Thân Quận 1






phan 6-1968 Mậu Thân Cuôc Tắm Máu Rùng Rợn



Phần 8 Mậu Thân Số Nạn Nhân

Biến Động Miền Trung 1 (Lien Thanh)






Biến Động Miền Trung (Giai đoạn 1963-1975, bài 1)
Lịch Sử Việt

Liên Thành

Một tài liệu liên quan đến một giai đoạn đầy thử thách trong cuộc chiến Quốc Cộng, tài liệu này do ông Liên Thành, cựu trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế, người trong cuộc có trách nhiệm đối diện với một hệ thống xâm nhập của tình báo Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn khó khăn đầy biến động của cuộc chiến. Tài liệu này còn là một giá trị cho công cuộc đấu tranh hiện nay, bài học để thấy sự xâm nhập của CSVN hầu làm kinh nghiệm cho những tổ chức đấu tranh tự do dân chủ hiện nay. Đây là tài liệu dài, chúng tôi sẽ lần lượt đăng từng phần trên trang web này (bài 1)



Miền Trung và Thừa Thiên-Huế sau ngày 1-11-1963

Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)

Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên, Huế, đại đa số quần chúng theo đạo Phật, có thể đến 2/3 dân số. Trong cuộc đảo chánh 1/11/1963 lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa và hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng hai bào đệ của Tổng Thống là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, ngoài Hoa Kỳ và một số Tướng Lãnh VNCH, Phật Giáo Ấn Quang là một trong những lực lượng chủ lực của cuộc đảo chánh này. Vì vậy sau khi thành công, thế lực và ảnh hưởng của Phật Giáo Ấn Quang trong chính quyền và quần chúng rất mạnh.

Thành phố Huế có 3 quận đó là quận 1,2,3. (hay Hữu Ngạn, Tả Ngạn và quận Thành Nội). Tỉnh Thừa Thiên có 10 quận từ bắc giáp ranh với tỉnh Quảng Trị là Phong Điền,Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Phía nam thành phố Huế là Hương Thủy, Phú Vang, Vinh Lộc, Phú Lộc, Phú Thứ, phía tây là Quận lỵ Nam Hòa. Tổng cộng có 73 Xã.

Dựa theo hệ thống tổ chức địa dư và hành chánh của Chính Phủ VNCH, Phật Giáo Ấn Quang có 73 Khuôn Hội Phật Giáo ở cấp Xã, 13 Khuôn Hội Phật Giáo ở cấp Quận, và Tỉnh hội Phật Giáo. Ngoài ra, trong chính quyền, Phật Giáo Ấn Quang còn có các tổ chức ngoại vi: Công Chức Phật Tử, Học Sinh Phật Tử, Sinh Viên Phật Tử, Sư Đoàn I thì có Quân Nhân Phật Tử (Chiến Đoàn Nguyễn đại Thức). Cảnh Sát Quốc Gia thì có Cảnh Sát Phật Tử, đặc biệt hơn nữa là các bà tiểu thương Phật Tử chợ Đông Ba.

Lãnh đạo Phật giáo miền Trung và Thừa Thiên Huế là thầy Thích Đôn Hậu, trụ trì Chùa Linh Mụ, với chức vụ Chánh Đại Diện Phật Giáo Ấn Quang Miền Vạn Hạnh. Thích Đôn Hậu là cơ sở nòng cốt và lá bài tối quan trọng của Cộng Sản tại miền Trung, bắt rễ sâu trong Phật Giáo. Tên cán bộ cộng sản điều khiển Thích Đôn Hậu trong bóng tối chính là Hoàng Kim Loan.

(Thích Đôn Hậu: 1905-1992,sau biến cố Mậu Thân năm 1968, ra Hà Nội. Tháng 6/1968: Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng), năm 1976: Đại biểu Quốc hội khóa VI Cộng Sản Việt Nam)

Mậu Thân 1968, trong những ngày đầu chiếm Huế, Hà Nội tưởng đã thắng nên cho Thầy tu Thích Đôn Hậu xuất đầu lộ diện trong lực lượng ngoại vi của Cộng Sản: Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình. Những ngày kế tiếp khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Cảnh Sát Quốc Gia và lực lượng Hoa kỳ phản công mạnh tái chiếm Huế, Hoàng Kim Loan đã phái cán bộ hộ tống Thích Đôn Hậu qua ngã Chợ Thông, Văn Thánh lên mật khu và từ đó đi ra Bắc. Tại Hà Nội, Đôn Hậu cùng với các tên Cộng Sản nằm vùng tại Huế trước 1966 như Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm v.v.. theo lệnh Trung Ương Đảng thành lập phái đoàn Đại Diện Trí Thức và Tôn Giáo Miền Nam đi Trung Cộng, Tây Tạng, truyên truyền cho Hà Nội. Đến 1975, y trở lại trụ trì tại Chùa Linh Mụ.

Nhân vật thứ hai đầy quyền uy không những đối với Phật Giáo đồ miền Trung mà toàn cả Phật Giáo đồ miền Nam Việt Nam đó là Thích Trí Quang - Ông này tên thật là Phạm Văn Bồng, quê quán làng Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cùng quê với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Xuất gia từ năm 14 tuổi, trước 1955 y đã trú ngụ tại Chùa Từ Đàm.Chùa Từ Đàm nằm về phía tây thành phố Huế cạnh dốc Nam Giao và dốc Bến Ngự, sát bên nhà thờ cụ Phan Bội Châu. Trụ trì chùa Từ Đàm là Thích Thiện Siêu cũng là cơ sở của Hoàng Kim Loan. Sau năm 1975, Thiện Siêu được Hà Nội cho làm Dân Biểu trong Quốc Hội Của chúng. Theo hồ sơ của sở Liêm Phóng tức Mật Thám Pháp còn lưu tại ban Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, Huế và sau nầy tin tức thẩm vấn cán bộ Việt Cộng được cập nhật thêm, thì Thích Trí Quang là đảng viên Côïng Sản. Thích Trí Quang gia nhập đảng Cộng Sản Việt Nam vào 1949 tại mật khu Lương Miêu, Dương Hòa. Lương Miêu. Dương Hòa là một làng nhỏ nằm về phía tây lăng vua Gia Long cách làng Đình Môn khảng 30 cây số đường bộ. Người kết nạp và chủ tọa buổi lễ gia nhập đảng cho Thích trí Quang là Tố Hữu, đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam. Mùa thu năm 2000 tại Hà Nội, nhân nói đến các nhân vật chính trị tại miền Nam trước 1975, chính Tố Hữu xác nhận y là người kết nạp Phạm Văn Bồng tức Thích Trí Quang vào đảng Cộng Sản.


(Thích Trí Quang trên báo Times năm 1963)

(Thích Trí Quang, ảnh chụp sau năm 1975)

Tên Việt Cộng thứ 3 đội lốt thầy tu, tối nguy hiểm, đó là Thích Chánh Trực, đệ tử ruột, truyền nhân của Thích Trí Quang. Thích Chánh Trực tu tại Chùa Tường Vân, nằm giữa chùa Từ Đàm và Đàn Nam Giao. Chùa Tường Vân là nơi tu hành của Ngài Thích Tịnh Khiết Giáo Chủ Phật Giáo V. N. Thích Chánh Trực hoạt động bề nổi, mọi cuộc biểu tình, tuyệt thực, lên đường xuống đường, đều có mặt Thích Chánh Trực. Trực là cơ sở Tôn Giáo Vận của Hoàng Kim Loan đã từng đưa Hoàng Kim Loan vào ở với y tại Chùa Tường Vân trong hơn 1 năm. Tên này dáng dấp cao to, mắt trắng môi thâm, nhìn thẳng vào hắn thấy rõ 3 chữ: Tham, Sân, Si, hiện trên nét mặt, khuôn mặt của kẻ lưu manh gian ác. Hắn đã lén lút có một đứa con trai với một nữ tín đồ, chuyện này Hoàng Kim Loan biết rõ hơn ai hết.

Từ sau ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, thế lực, quyền lực tột đỉnh của Phật Giáo Ấn Quang tại miền Trung và Thừa Thiên-Huế, nằm gọn trong tay của 3 tên Cộng Sản: Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang, Thích Chánh Trực. Phía sau hậu trường là Hoàng Kim Loan cán bộ Điệp báo phụ trách Dân Vận, Trí Vận và Tôn Giáo Vận sắp xếp và giựt giây. Chùa Từ Đàm trở thành Dinh Độc Lập tại miền Trung, Trung Tâm Quyền Lực. Mọi bổ nhiệm các cấp chỉ huy Hành Chánh và Quân sự từ Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng v.v... tại 6 Tỉnh miền Trung và đặc biệt là Thừa thiên - Huế, đều phải có sự chấp thuận của Chùa Từ Đàm, của Thầy. Mọi cuộc biểu tình, lên đường, xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu chống đối chính quyền Trung Ương Sài Gòn, đều xuất phát từ chùa Từ Đàm, từ Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu.

Trong khi đó thì tên điệp báo Việt Cộng Hoàng Kim Loan dựa vào thế lực của Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang, Thích Chánh Trực, tổ chức, kết nạp và gài nội tuyến vào hàng ngũ Phật Giáo. Từ khuôn Hội Phật Giáo ở cấp Xã, Quận, Tỉnh Hội, vào Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế, vào Tổng Hội học sinh tại các trường Trung Học, vào các nhóm tiểu thương chợ Đông Ba, Bến Ngự, và vào cơ quan Quân Sự, Hành Chánh của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Thừa Thiên, Huế. Ngay cả một vài Đảng phái chính trị xưa nay nổi tiếng chống Cộng cũng bị Hoàng kim Loan cài nội tuyến vào.

Ngay khi tiếng súng Cách Mạng 1-11-1963 vừa dứt tại Huế, theo lệnh Hà Nội, mục tiêu đầu tiên của Hoàng Kim Loan là đánh tan tành, đánh vỡ ra từng mảnh vụn các cơ quan Tình Báo Quốc Gia và giải thoát tất cả các cán bộ cao cấp của bọn chúng đã bị các cơ quan này bắt giữ.

Thừa Thiên- Huế trước 1963, các cơ quan An ninh, Tình báo hoạt động rất hữu hiệu. Hầu hết các tổ chức, cơ sở Việt Cộng đều bị khám phá và bị bắt giữ bởi Ty Công An Thừa Thiên. Trưởng Ty là Ông Lê Văn Dư, và Đoàn Đặc Nhiệm Công Tác Miền Trung, Trưởng Đoàn là Ông Dương Văn Hiếu. Thế nhưng, còn có một cơ quan tình báo tối mật của quốc gia đóng tại Huế mà hầu như ít ai biết được.

Ai đã từng ở Huế cũng đều biết vị trí của tòa Đại Biểu Chính Phủ nằm trên đường Lê Lợi, đối diện với trường Luật của Viện Đại Học Huế. Sát bên bờ sông Hương cạnh Tòa Đại Biểu. Mặt sau của Bộ Chỉ Huy Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn có một ngôi biệt thự màu hồng, trang nhã, trầm lặng, mặt tiền nhìn ra dòng sông Hương, một dàn hoa vông vang vàng như nghệ phủ kín bờ tường, đường vào cổng chính của ngôi biệt thự cứ mỗi độ hè về hai hàng phượng vĩ bên vệ đường nở đỏ phủ đầy lối đi. Thoạt nhìn cứ ngỡ ngôi biệt thự màu hồng nầy là của một giai nhân quí phái nào đó ở đất Thần kinh. Nào có ai ngờ rằng ngôi biệt thự màu hồng thơ mộng này chính là Bộ Chỉ Huy một Cơ Quan Tình Báo Tối Mật của Quốc Gia, chỉ huy và điều khiển những Điệp Vụ ngoài Bắc. Những điệp viên của cơ quan nầy tung ra miền Bắc với nhiệm vụ phá rối Chính Trị, tổ chức và phát động những phong trào nhân dân nổi dậy chống đối chính quyền Hà Nội.

Đạo diễn chính vụ nhân dân Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An nổi dậy chống chính quyền Miền Bắc vào năm 1956 là một thí dụ điển hình công tác và nhiệm vụ của cơ quan này. Vào năm 1955, tại làng Phú Cam, trong khu vườn rộng nhà ông Nguyễn Văn Đông Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn văn Đông đã cất một ngôi nhà tranh cho một người bạn thân trú ngụ. Người nầy thoạt nhìn khuôn mặt khó đoán được tuổi tác là bao nhiêu 30, 35, 40 tuổi? Nhỏ người, dáng dấp thư sinh, nhưng nét mặt rất thông minh, nói giọng khó nghe, xuất phát từ Nghệ An, Hà Tĩnh. Ít ai biết được chàng thư sinh nầy đi giờ nào và về giờ nào, nếu có tình cờ thấy anh ta đang đạp chiếc xe đạp lọc cọc đi làm thì cũng nghỉ rằng anh ta chỉ là một thầy giáo hay là một công chức nghèo. Chàng thư sinh này chính là ông Phan Quang Đông người chỉ huy một cơ quan Tình Báo Tối Mật của Quốc Gia với những Điệp Vụ phía bắc vĩ tuyến 17. Ông ta là chủ nhân của ngôi biệt thư màu hồng, một nhân vật thượng đẳng, một Bông Hồng hiếm quí của Tình Báo miền Nam.

Tại Huế một vài ngày sau khi cuộc Cách Mạng lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, theo lệnh của của Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, hằng chục ngàn Phật Giáo đồ ồ ạt xuống đường biểu tình hoan hô, đả đảo, truy bắt Cần Lao, truy bắt Công An, Mật Vụ Nhu Diệm. Cấp chỉ huy các đơn vị tình báo của Ty Công An Thừa Thiên Huế và Đoàn Đặc Nhiệm công tác miền Trung kẻ bị bắt tống giam vào lao Thừa Phủ, kẻ bị sa thải, kẻ thì bỏ trốn. Chỉ huy Trưởng Cơ Quan Điệp Báo hoạt động tại miền bắc là Phan Quang Đông cũng cùng chung số phận.

Tướng Đỗ Cao Trí là Tư Lệnh lực lượng đảo chánh tại Huế đã phái một đơn vị nhỏ cùng với một sĩ quan bao vây căn nhà màu hồng bắt ông Phan Quang Đông. Ông Phan Quang Đông nói với viên Sĩ Quan:

- Tôi phải gặp Tướng Đỗ Cao Trí trước khi nạp mình cho các anh.

Yêu cầu của ông Đông đã được Tướng Đỗ Cao Trí chấp thuận. Buổi gặp mặt chỉ có 3 người. Tướng Đỗ Cao Trí, ông Phan Quang Đông và chánh văn phòng của ông Đông. Ông Đông nói rất ngắn, gọn với Tướng Đỗ Cao Trí:

- Chúng tôi hoạt động ngoài Bắc. Không dính dấp gì đến chuyện trong Nam. Một số nhân viên của tôi hiện đang hoạt động ngoài đó Thiếu tướng lo cho họ.

Không một hồ sơ, tài liệu, danh sách nhân viên và máy nóc truyền tin liên lạc ngoài Bắc được ông Phan Quang Đông chuyển giao lại cho Tướng Trí. Tất cả đã biến mất nhiều giờ trước khi căn nhà màu hồng nầy bị bao vây. Đây là quyết định và hành động của ông Đông để bảo mật và bảo vệ sinh mạng cho nhân viên, những Điệp viên đang hoạt động và đang kẹt lại tại miền Bắc.

Các cuộc biểu tình hoan hô Cách Mạng, đã đảo Nhu, Diệm, Cần Lao, Công An, Mật Vụ vẫn tiếp tục tại Huế. Một nguồn tin được tung ra: Một số quí Thầy bị Mật Vụ Nhu, Diệm bắt hiện đang giam tại Chín Hầm.

Trước 1963, ít ai nghe và cũng chẳng ai biết địa danh Chín Hầm. Chín Hầm nằm về phía Tây thành phố Huế, ngay phía sau lăng Vua Khải Định và cạnh dòng tu Thiên An. Đó là một dãy 9 hầm của quân đội Nhật, rồi đến quân đội Pháp dùng để chứa đạn, đúng nghĩa đó là 9 hầm chứa đạn, kho đạn. Sau khi nguồn tin được tung ra là các Thầy bị giam tại Chín Hầm, đã có người hướng dẫn, hằng ngàn thiện nam, tín nữ, Sinh Viên, Học Sinh, các bà tiểu thương chợ Đông Ba ào ạt kéo lên Chín Hầm giải thoát cho Quí Thầy.

Màn kịch diễn ra tại Chín Hầm thật thương tâm, khiến người thiệt thà ngây thơ đứng xem phải rơi lệ. Soạn giả và diễn viên của vở kịch nầy quá xuất sắc. Quí Thầy được các tín đồ đưa từ các hầm giam ra ngoài, có thầy quá đuối sức đi không nổi phải có người dìu đi. Quí thầy đều mặc áo nâu sồng, đầu cạo láng bóng. Tín đồ nhào vào nhất là các bà tiểu thương Phật Tử chợ Đông Ba ôm chầm Quí Thầy khóc lóc thảm thiết. Nào ai biết được, tất cả là đồ giả, Quí Thầy là đồ giả. Bọn chúng là đám Việt Cộng thứ thiệt, thứ cao cấp bị bắt giữ.

Trước đó một vài hôm, cơ sở của bọn chúng đã đem áo nâu sồng vào cho bọn chúng mặc, cạo đầu láng bóng, ngồi đợi để được giải thoát. Mà Quí Thầy được giải thoát thật. Nhưng sau khi được giải thoát, Quý Thầy không về chùa mà lại lên núi tu hành tại các mật khu để rồi Mậu Thân 1968 tu hành đắc đạo xuống núi bắn giết đồng bào Huế. Ra lệnh chôn sống gần 5000 ngàn thường dân trong những mồ chôn tập thể, trong số 5000 ngàn nạn nhân đó số lượng phật giáo đồ chân chính không phải là nhỏ, rồi đến 1975 bọn này lại bắt bớ tù đày biết bao nhiều người dân Huế.

Màn bi kịch Chín Hầm vừa nói trên đạo diễn là Thích Đôn Hậu, ThíchTrí Quang, Thích Chánh Trực. Diễn viên là Hoàng Kim Loan và các cơ sở của hắn đã cài vào trong hàng ngũ Phật Giáo. Bọn chúng đã hoàn tất nhiệm vụ mà Hà Nội giao phó: Giải Thoát tất cả các cán bộ Cộng Sản cao cấp bị lực lượng An ninh của Chính Phủ Việt Nam Coông Hòa bắt giữ .

Những ngày kế tiếp, dưới áp lực của Quí Thầy, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho thành lập Tòa Án Quân sự tại Huế đem Ông Phan Quang Đông ra xử. Với tội danh: Mật Vụ Nhu, Diệm. đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu, bắt giam và hành hạ dã man, tàn bạo Quí Thầy và tín đồ Phật Giáo. Với tội danh bị vu cáo này, toà tuyên án tử hình Phan Quang Đông. Và Ông đã bị xử bắn tại sân vận động Tự Do tức sân Vận Động Bảo Long tại Huế. Đồng ý khi bước chân vào nghề Tình báo, nghề của một Điệp Viên, sinh nghề tử nghiệp đó là chuyện thường tình khi bị sa vào tay địch. Nhưng đau đớn và nghiệt ngã là địch đã dùng những người Quốc Gia, dùng súng của những người cùng chiến tuyến chống Cộng Sản, bắn những phát đạn vào thân thể ông. Nỗi oan khiên ngút tận trời xanh, chỉ có Ông biết, chiến hữu của Ông biết, trời biết, đất biết, hồn thiêng sông núi biết và..Tổ Quốc Ghi Công. Những người ngồi xử ông Phan Quang Đông, từ Chánh Án, Chánh Thẩm, Công Tố là những Sĩ Quan, là những viên chức cao cấp hành chánh của Chính Phủ miền Nam Việt Nam. Giờ này họ còn hay đã mất, tại quê nhà hay hải ngoại, có ai hối hận không, khi đem Ông Phan Quang Đông một cấp Chỉ huy thượng đẳng của cơ quan Điệp Báo miền Nam hoạt động ngoài Bắc ra xử bắn. Các ông đã quá hèn hạ sợ mất lon, mất chức, bán rẻ lòng lương thiện tối thiểu, cúi đầu theo lệnh những tên Việt Cộng nằm vùng trong Phật Giáo như Đôn Hậu, Trí Quang và sau lưng là Hoàng Kim Loan, là Cục 2 Quân Báo và Nha Liên Lạc tức Cục Tình Báo Chiến Lược của Hà Nội.

Sau ngày 1-11-1963, hệ thống tình báo hữu hiệu của miền Nam đối đầu với 2 cơ quan Cục Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lược của Cộng Sản Hà Nội hoàn toàn bị sụp đổ. Cơ quan Tình Báo phụ trách miền Bắc của ông Phan Quang Đông và Đoàn các Công Tác Đặc Biệt phụ trách an ninh miền Nam của Ông Dương Văn Hiếu bị địch dùng bàn tay người quốc gia: Hội Đồng Cách Mạng đánh phá tan tành, kẻ bị bắt tù đày, kẻ bị sa thải. Tất cả đều mang tội danh Mật Vụ của Nhu, Diệm đàn áp Phật Giáo..

Thử nhìn lại một vài thành quả công tác của hai cơ quan này, để thấy có phải họ là Mật Vụ đàn áp Phật Giáo hay không: Vụ nhân dân Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An nổi dậy chống chính quyền miền Bắc năm 1956, kế hoạch và hành động đều do ông Phan Quang Đông và những Điệp viên ông gởi ra miền Bắc thực hiện. Còn nhiều những điệp vụ khác nữa, mà mãi đến nay tuy thời gian tính cũng đã quá lâu, nhưng vẫn không thể tiết lộ.

Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung do Ông Dương Văn Hiếu Chỉ huy. Trách nhiệm của cơ quan này là đối đầu và vô hiệu hóa mọi hoạt động của những Điệp viên thuộc hai cơ quan tình báo miền Bắc gởi vào Nam: Đó là Cục 2 Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lược tức Nha Liên Lạc.

Tổ chức Điệp Báo của Cục 2 Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lươc của Cộng Sản rất tinh vi, phương pháp hành động của chúng là: Đơn Tuyến, Chia cách, và Bảo Mật tối đa.Chỉ Huy Trưởng Cục 2 Quân Báo tại Hà Nội là Đại Tá Lê Trọng Nghĩa.

Tại Miền Nam, Bộ chỉ Huy Cục 2 Quân báo đóng tại vùng núi Cao nguyên Trung phần thuộc Tỉnh Pleiku và Đại Tá Lê Câu làm Chỉ Huy Trưởng. Trước 1954, Lê Câu với quân hàm Thiếu Tá, chỉ huy màng lưới Quân Báo các Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam. Đại Tá Lê Câu bị Đoàn Đặc Nhiệm miền Trung bắt vào năm 1961, khi y rời căn cứ về Sài Gòn, đến nhà Phạm Bá Lương để tiếp xúc và nhận tài liệu mật của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa do Phạm Bá Lương cung cấp. Phạm Bá Lương là cơ sở nội tuyến của Đại Tá Lê Câu. Phạm bá Lương làm tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa với chức Vụ Công Cán ủy Viên. Bộ trưởng Ngoại Giao thời đó là ông Vũ Văn Mẫu. Sau 1975, Lê Câu giữ chức Vụ Tổng Thanh Tra ngành Công An Việt Cộng.

Nhân vật kế tiếp bị Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung bắt là Trần Quang, Thường vụ Tỉnh Đảng Bộ Quảng Trị. Trần Quang được Đảng Bộ Liên Khu 5 bổ nhiệm làm trưởng lưới Điệp Báo từ Quảng Trị vào đến Phan Thiết và các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần. Nguyễn Vĩnh Nghiệp cán bộ đặc trách Khu ủy Sài Gòn. Tư Hùng Cán Bộ Đặc Khu Sài Gòn. Toàn bộ là Đảng viên Cộng sản nằm trong Tổng Liên Đoàn Lao Công của ông Trần Quốc Bửu bị sa lưới Đoàn Đặc Nhiệm Công Tác Miền Trung. Tư Lung, Thường Vụ Liên Khu ủy Liên Khu 5 gồm các tỉnh Đảng Bộ từ Quảng Trị đến Phan Thiết và Cao Nguyên Trung Phần. Nhiệm vụ của Tư Lung là điều hành và chỉ đạo mọi sách lược của Đảng Cộng Sản đối với các tỉnh vừa nêu trên. Tư Lung bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm bắt ngay tại đường Cống Quỳnh Sài Gòn vào năm 1958.

Nguyễn Lâm, trưởng Ban Điệp báo Liên Khu 5, bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt vào cuối năm 1957 tại Saigòn.

Mục tiêu kế tiếp của Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung là Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng hay Nha Liên Lạc. Chỉ huy trưởng Tổng Cục Tình Báo Chiến lược Việt Cộng là Trần Hiệu. Người chỉ huy Cục Tình báo Chiến Lược Việt Cộng tại Miền Nam Việt Nam là Trần Quốc Hương tự Trần Ngọc Trí tức Mười Hương.

Mười Hương là Khu Uỷ Viên là Chính Ủy. Từ miền Bắc hắn vào miền Nam với nhiệm vụ kiểm tra và chỉ đạo mọi công tác của Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng tại miền Nam, đồng thời phân tích và lượng giá tình hình quân sự và chính trị của chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa để Trung Ương Đảng tại Hà Nội có kế hoạch đối phó. Mười Hương đã bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt tại Sài Gòn vào tháng 7 năm 1958.

Minh Vân tức Đại Tá Nguyễn Đình Quảng được Cục Tình Báo Chiến lược Việt Cộng Hà Nội tung vào miền Nam theo những người di cư vào năm 1954. Bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt vào năm 1958. Trần Tấn Chỉ, nguyên phó Trưởng Ban Tình báo thành phố Hải Phòng, cán bộ chuyên nghiệp trong ngành Tình Báo Chiến Lược. Theo lệnh của Tổng Cục Trưởng Trần Hiệu xâm nhập miền Nam hợp pháp bằng cách nhập vào đoàn dân di cư vào Nam 1954. Tại Sàigòn, y đã len lỏi vào làm việc tại cơ quan USIS của tòa Đại Sứ Mỹ. Trần Tấn Chỉ bị Đoàn Công Tác Miền Trung phát giác hành tung và bắt giữ vào năm 1958.

Đại Tá Văn Quang tức Trang Công Doanh, cán bộ nòng cốt của Cục Tình Báo Chiến lược. Đại Tá Quang theo đoàn người di cư vào Nam năm 1954. Y được Đặc Khu Saigon - Chợ Lớn Cộng Sản đưa vào làm việc tại cơ quan USOM của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, Saigòn. Đại Tá Văn Quang bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt vào 1958.

Lê Thanh Đường, phái khiển Tình Báo. Thuộc Cục Tình Báo Chiến Lược theo đợt di cư 1954 vào Nam. Nghề Nghiệp hợp pháp tại Sàigòn: Nhân viên Tổng nha Công Chánh tại Sàigòn. Lê Thanh Đường bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt vào 1959.

Tôn Hoàng, phái khiển Tình Báo,Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng Sản. Theo đợt di cư 1954 vào Nam,Tôn Hoàng bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt năm 1959.

Dư Văn Chất, phái khiển Tình Báo, Cục TBCL Cộng Sản, theo đợt di cư 1954 vào Saigòn, chức vụ Trưởng Lưới Tình Báo. Dư Văn Chất bị Đoàn CTĐNMT bắt vào năm 1958 tại Saigòn.

Sau 1975 Dư Văn Chất giữ chức vụ Ủy Viên Thành Ủy Đảng Bộ TP/HCM kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn Thành Ủy.

Nguyễn Văn Hội, Trưởng phòng Giao Thông Cục Tình Báo Chiến lược. Trước 1954 Nguyễn Văn Hội là Trưởng Ban Điệp Báo Của Liên Khu Ủy 5. Nhiệm vụ của Nguyễn Văn Hội là tổ chức hệ thống giao thông, giao liên của Cục TBCL Việt Cộng tại Việt, Miên, Lào. Nguyễn Văn Hội bị Đoàn CTĐNMT bắt vào năm 1958.

Hoàng Hồ, phái khiển Tình Báo. Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng Sản. Hoàng Hồ là Chủ Nhiệm Tuần Báo Trinh Thám tại Sàigòn. Hoàng Hồ bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt giữ. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa y là Dân Biểu.

Vũ Ngọc Nhạ, Điệp Viên thuộc Cục TBCL Cộng Sản. Bị Đoàn CTĐBMT bắt lần 1 tại Sàigòn. Sau đó bị Đại Tá Nguyễn Mâu, Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và bộ phận Đặc Biệt của ông gồm những người cũ trong Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung của Ông Dương Văn Hiếu bắt lần thứ 2, và triệt tiêu Cụm A 22 TBCL khi y xâm nhập tiếp cận với Phủ Tổng Thống VNCH.

Trước đó, hầu hết những cán bộ Cộng Sản thuộc Cục 2 Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lươc Cộng Sản bị Đoàn CTĐBMT bắt giữ đều được đưa ra Huế giam giữ tại lao Thừa Phủ (Mặt sau tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên và thị Xã Huế) hoặc Chín Hầm. Những ngày đầu của cuộc Cách Mạng 1-11-1963, Cục 2 Quân Báo,và Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng Sản qua Thầy tu Thích Đôn Hậu, Trí Quang, và Phái Khiển Tình Báo, Điệp viên Hoàng Kim Loan đã giải thoát một số bọn chúng tại Chín Hầm.

Số còn lại cách đó không lâu, đã được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa vào SàiGòn, và Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng là Trung Tướng Dương Văn Minh, và Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát đã trân trọng trả tự do cho bọn Cộng Sản này vào đầu năm 1964. Để rồi bọn chúng tái hoạt động mạnh hơn, tinh vi hơn, tung hoành ngang dọc, tổ chức và gài người cùng khắp mọi đoàn thể chính trị, đảng phái, cơ quan dân sự hành chánh cũng như trong Quân Đội mà không một ai dám đụng đến bọn chúng kể cả các Tướng Lãnh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đến các chỉ Huy trưởng mọi cơ quan Tình Báo Dân Sự cũng như Tình Báo Quân Đội, và ngay đến các vị tướng Tư Lệnh các Quân Khu, có gan to bằng trời cũng không dám đụng đến bọn cán bộ Cộng Sản thứ thiệt và đám Việt Cộng đội lốt Thầy Tu này, vì đụng đến bọn chúng là bị chụp mũ: Tàn dư chế độ Nhu, Diệm, dư Đảng Cần Lao, đàn áp Quí Thầy và Phật giáo đồ, lập tức bị biểu tình đả đảo và bay chức ngay.

Sau 1-11-1963, Thích Trí Quang là đấng Quốc Phụ của miền Nam Việt Nam, không một Chính Phủ nào tại Trung Ương Sàigòn có thể đứng vững quá 3 tháng nếu đi lệch hướng chỉ đạo của ông ta. Tướng lãnh trong Hội Đồng Cách Mạng bắt đầu thanh toán nhau tranh dành Ngôi Báu. Tướng lãnh lợi dụng Trí Quang để có được hậu thuẫn quần chúng Phật giáo, Trí Quang dùng Tướng lãnh cho mưu đồ và tham vọng của hắn.

Các cuộc biểu tình lên đường, xuống đường chống chính phủ diễn ra hằng ngày tại Saigòn, nay đảo chánh mai chỉnh lý, cứ như vậy tiếp tục cho đến cuối năm 1965. Mỗi lần nghe nhạc hùng trên đài phát thanh Sàigon, Huế là biết ngay có đảo chánh.

Đặc biệt nhất là cuộc chỉnh lý của tướng Lâm Văn Phát, Phạm Ngọc Thảo và Nguyễn Bảo Kiếm do bàn tay của Cục TBCL Cộng Sản đạo diễn.

Ngày19 tháng 2 năm 1965 tại Saigòn, Tướng Lâm Văn Phát đảo chánh, nhưng chủ soái của cuộc đảo chánh này là Đại Tá Phạm Ngọc Thảo (Đại Tá Quân Lực VNCH, cựu Tỉnh Trưởng) và Nguyễn Bảo Kiếm. Nếu cuộc đảo chánh thành công thì Đại Tá Phạm Ngọc Thảo sẽ là Thủ Tướng, Nguyễn Bảo Kiếm sẽ là Tổng Trưởng Nội Vụ Chính Phủ Việt Nam Côïng Hòa. Cũng may, nhờ mấy anh Cố Vấn Mắt xanh mũi lõ ngăn trở ngầm, cuộc đảo chánh của Tướng Lâm văn Phát không thành công như Trung Ương Đảng Cộng Sản Hà Nội mong đợi, và sau đó 1967(?) Đại Tá Phạm Ngọc Thảo bị Lực lượng An Ninh bắn hạ tại Biên Hòa. Sau 1975, Phạm Ngọc Thảo được Trung Ương Đảng Cộng Sản phong Liệt Sĩ, Nguyễn Bảo Kiếm cũng lộ nguyên hình, hai tên nầy là điệp viên của Tổng Cục 2 TBCL Cộng Sản.

Tại Huế trong thời gian này, tình hình cũng rối loạn không khác gì Saigòn. Hằng loạt các cuộc đình công, bãi thị, bãi khóa, biểu tình chống chính phủ. Mọi sinh hoạt của dân chúng hoàn toàn bị tê liệt. Tình hình an ninh tại Thừa Thiên- Huế suy sụp trầm trọng. Lực lượng quân sự Việt Cộng bắt đầu mở những trận đánh thăm dò ngay vòng đai an ninh gần của thành phố.

Tháng 2-1965 Công Trường 5 Đặc Công của Đại tá Việt Cộng Thân Trọng Một, tung 2 tiểu đoàn đặc công K1, K2 tấn công quận lỵ Nam Hòa phía tây thành phố Huế. Quận lỵ Nam Hòa cách thành phố chưa đầy 10 Km. Cuộc tấn công của Việt Cộng bị lực lượng quân sự tại Chi Khu Nam Hòa phản công và đẩy lui. Trong khi đó Chỉ huy hai cơ quan chịu trách nhiệm an ninh tại thành Phố Huế là Ty Công An Thừa Thiên và ty Cảnh Sát Quốc Gia Thị Xã Huế là hai nhân vật được Trí Quang và Đôn Hậu đề cử.

Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thị Xã Huế là Nguyễn văn Cán thường được gọi là Quận Cán vì đương sự có bằng Cử Nhân Luật ngạch Quận Trưởng (Commissioner) , đương sự có anh ruột là cán bộ Cộng Sản quân hàm Đại Tá. Quận Cán là Cơ sở của Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng, cán bộ điều khiển của y là Hoàng Kim Loan. Trưởng Ty Công An tỉnh Thừa Thiên là Lê Văn Phú. Phú là em rể của Nguyễn văn Cư, đệ tử thân tín của Thích Đôn Hậu. (Sẽ đề cập đến Quận Cán tên điệp viên Côïng Sản này ở phần sau). Thời gian này hai ty Cảnh sát chưa sáp nhập, một bên là ty Công An Thừa Thiên, một bên là ty Cảnh Sát thị Xã Huế.

Đến tháng 6-1966, khi Tướng Nguyễn Ngọc Loan làm Tư Lệnh Cảnh Sát, ông cho sát nhập 2 thành một, gọi là Bộ chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế, để tiện điều hành và thống nhất chỉ huy. Về Quân Sự, hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế gọi là Khu 11 Chiến thuật, dưới quyền của Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn I (Nguyễn Chánh Thi).......

(còn tiếp......................)